Bà bầu ăn bánh mì sandwich, ngũ cốc, lúa mạch có được không? Ăn nhiều gluten trong thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em
Bà bầu ăn bánh mì sandwich, ngũ cốc, lúa mạch có được không? Đây là nghiên cứu
Một nghiên cứu mới nhất đáng tin cậy của Julie và các cộng sự được thực hiện năm 2018 trên 101.042 phụ nữ mang thai cho thấy rằng các bà mẹ ăn nhiều lúa mì, bột ngũ cốc, lúa mạch… qua đó hấp thụ nhiều gluten trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 của con họ.
Lưu ý trong nghiên cứu: các bà mẹ ăn nhiều lúa mì, bột ngũ cốc, lúa mạch… qua đó hấp thụ nhiều gluten trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 của con họ.
Đây là bài tóm tắt về nghiên cứu, mình sẽ để link bài nghiên cứu gốc của Julie và cộng sự năm 2018 cho các bạn nào muốn đọc toàn bộ nghiên cứu nhé. Nó là nghiên cứu bằng tiếng Anh
Gluten là tên gọi
chung của các loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch và được
cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh tiểu đường Type 1.
Tiểu đường Type 1 hay
còn gọi là tiểu đường vị thành niên và phải điều trị bằng isulin suốt đời. Có
thể hiểu tiểu đường type 1 là do bẩm sinh vấn đề tuyến tụy sản xuất ít hoặc không
có isulin (Chất điều hòa đường trong máu)
Vậy cụ thể Gluten là gì? Nó có trong những thực phẩm nào? Nó có tác dụng thế nào?
Bạn có thể đọc thêm tại đây:
Quay trở lại với nghiên cứu, để hiểu rõ hơn về bản chất của mối
liên hệ giữa Gluten và tiểu đường Type 1, các nhà nghiên cứu do Julie
Antvorskov tại Viện Bartholin ở Đan Mạch phối hợp với các nhà nghiên cứu tại
Viện Huyết thanh Statens của Đan Mạch đứng đầu, bắt đầu kiểm tra xem liệu lượng
gluten trong thời kỳ mang thai có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type
1 ở trẻ em sau này hay không?
Họ đã phân tích dữ liệu của 101.042 phụ nữ mang thai được đăng
ký vào Nhóm thuần tập sinh quốc gia Đan Mạch từ tháng 1 năm 1996 đến tháng 10
năm 2002. Nghiên cứu trên trẻ em được thực hiện tiếp tục 16 năm sau khi đứa trẻ
ra đời.
Phụ nữ mang thai sẽ được nghiên cứu chế độ ăn uống của họ thông
qua việc trả lời các bảng câu hỏi tần suất thực phẩm ăn uống hàng ngày của thai
kỳ. Đối với thông tin về bệnh tiểu đường type 1 ở đứa trẻ được thu thập thông
qua Cơ quan đăng ký bệnh tiểu đường ở trẻ em và vị thành niên của Đan Mạch theo
EURODIAB tiêu chuẩn, đây là tiêu chuẩn của cơ quan nghiên cứu bệnh tiểu đường của
Châu Âu rất đáng tin cậy.
![]() |
Bà bầu ăn nhiều gluten tăng nguy cơ cho trẻ em bị tiểu đường type 1 |
Đối với đối tượng nhóm
nghiên cứu, lượng gluten trung bình là 13 g/ngày, dao động từ dưới 7 g/ngày đến
hơn 20 g/ngày. Kết quả, các nhà nghiên cứu đã xác định được 247 trường hợp mắc
bệnh tiểu đường type 1 (tỷ lệ 0,37%) trong số trẻ em của những người tham gia.
Để đi đến kết luận, nhóm nghiên cứu đã lo ngại các yếu tố khác cũng
có thể ảnh hưởng đến tiểu đường type 1 của trẻ nên họ đặt giả thuyết các yếu tố
khác cũng có thể có ảnh hưởng như tuổi của mẹ, cân nặng của mẹ, tổng calo dung
nạp của mẹ và mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến trẻ mắc bệnh
tiểu đường type 1 sau khi sinh.
Nhưng các nghiên cứu
sau đó của Nohr và các cộng sự 4 năm sau vào năm 2006 đã chứng minh không có mối
liên hệ này. Nghiên cứu của Nohr và các cộng sự với bài viết “Does low participation in cohort
studies induce bias?” Mình sẽ để dưới link mô tả để bạn có thể down nhé.
Sau khi xem xét nhiều
yếu tố có thể ảnh hưởng, nhóm của Julie phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường type 1 của trẻ tăng tỷ lệ thuận với lượng gluten của người mẹ khi mang
thai (trên 10 g/ngày tăng).
Cụ thể, trẻ em của những phụ nữ mang thai có lượng gluten cao
nhất (20 g/ngày trở lên) so với những trẻ có lượng gluten thấp nhất (dưới 7g/ngày)
có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 tăng gấp đôi trong thời gian suốt theo
dõi trung bình. trong 15,6 năm.
Một điểm đáng chú ý, trong các nghiên cứu trên động vật, chế độ ăn không chứa gluten trong thai kỳ gần như ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường type 1 ở con, nhưng đối với người thì đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở phụ nữ mang thai.
Đây là một nghiên cứu
dựa trên phương pháp quan sát, vì vậy chưa đưa ra kết luận chắc chắn và các nhà
nghiên cứu nói rằng cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận hoặc loại
trừ những phát hiện này trước khi có bất kỳ thay đổi nào đối với các khuyến nghị
về chế độ ăn uống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết đây là một
nghiên cứu chất lượng cao với số lượng người được nghiên cứu lớn.
Trong một bài việt được
các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia ở Phần Lan, nói rằng cần
có các nghiên cứu sâu hơn "để xác định xem liệu mối liên kết được đề xuất
có thực sự là do gluten hay do thứ gì khác trong ngũ cốc hoặc chế độ ăn
uống".
Ngoài ra, chưa có nghiên
cứu để giải thích các cơ chế dẫn đến mối liên quan này vẫn chưa được biết,
nhưng có thể bao gồm tăng viêm hoặc tăng tính thấm của ruột (được gọi là sự rò
rỉ của ruột). Tuy nhiên, họ kết luận rằng cần có thêm bằng chứng trước khi
thay đổi các khuyến nghị về chế độ ăn uống.
Các tác giả đồng ý
rằng còn quá sớm để thay đổi các khuyến nghị về chế độ ăn uống về lượng gluten
trong thai kỳ. Nhưng các bác sĩ, nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng mọi người
"nên nhận thức được khả năng tiêu thụ một lượng lớn gluten có thể làm tăng
nguy cơ ảnh hưởng cho đứa trẻ trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 1”. Đồng
thời, cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận hoặc loại trừ những phát hiện
này và khám phá các cơ chế tiềm ẩn có thể có.
Julie C Antvorskov, Thorhallur I Halldorsson, Knud Josefsen,
Jannet Svensson, Charlotta Granström, Bart O Roep, Trine H Olesen, Laufey
Hrolfsdottir, Karsten Buschard, Sjudur F Olsen. Association between
maternal gluten intake and type 1 diabetes in offspring: national prospective
cohort study in Denmark. BMJ, 2018; k3547 DOI: 10.1136/bmj.k3547
Nohr EA, Frydenberg M, Henriksen TB,
Olsen J. Does low participation in cohort studies induce bias?
Epidemiology 2006;17:413-8. doi:10.1097/01. ede.0000220549.14177.60